Bài đăng

Kinh nghiệm giúp mẹ trị dứt điểm mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hình ảnh
ảnh minh hoạ Rôm sảy mẩn ngứa là một dạng bệnh ngoài da lành tính ở trẻ, thường sẽ tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần nếu được vệ sinh, chăm sóc cẩn thận. Ngược lại, nếu không được vệ sinh đúng cách hay vì chủ quan, vội vàng mà sử dụng sai phương pháp điều trị sẽ làm cho tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, có khả năng xảy ra biến chứng nguy hiểm. Là một bác sĩ sản nhi Khoa tại Tp.Thanh Hoá, chị Nguyễn Thị Quỳnh H. (30 tuổi) có con trai 8 tháng tuổi cũng bị rôm sảy mẩn ngứa, chị chia sẻ trong nước mắt rằng: “Là bác sĩ nên con tôi được chăm sóc rất kỹ càng, vậy mà mới đây cũng không tránh khỏi là nạn nhân của rôm sảy mẩn ngứa. Nhìn con ngứa ngáy, gãi trầy xước hết da, rướm cả máu mà dùng đủ cách nhưng vẫn không giải quyết nhanh rôm sảy mẩn ngứa của con”. Nhận định về tình trạng rôm sảy mẩn ngứa ở trẻ, bác sĩ Nguyễn Văn Lộc (Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh Viện Nhi Trung Ương) đã chia sẻ rằng: “Rôm sảy, mẩn ngứa thường đi đôi với nhau, xuất hiện chủ yếu vào mùa nóng, đây là thời điểm da trẻ rất nh

Chăm sóc bệnh nhân bị tiêu chảy

Hình ảnh
Mỗi khi mùa mưa lũ đến người dân quê tôi lại phải chống chọi với dịch bệnh, nhất là dịch tiêu chảy. Tôi đọc sách thấy nói, khi bị tiêu chảy việc cần thiết là phải bù nước, ăn ít đi. Xin hỏi có đúng không? Hoàng An (Lào Cai) Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nước và mất điện giải cho nên cái cần thiết nhất là phải tìm cách bù nước. Nước để bù tốt nhất là dung dịch oresol được pha đúng liều lượng hướng dẫn. Dung dịch oresol được bán rất nhiều ở các nhà thuốc. Khi đang bị tiêu chảy, “ăn ít nhưng ăn nhiều bữa” thức ăn mềm dễ tiêu (cháo, súp) và bù đủ nước (uống theo nhu cầu) nhưng không uống nước ngọt đóng hộp. Nhiều người khi tiêu chảy lại chỉ ăn cơm với muối trắng, cháo muối hay cháo đường. Điều này là sai lầm vì như thế sẽ khiến cơ thể nhanh chóng suy dinh dưỡng, giảm khả năng lành bệnh và chống đỡ sự tấn công của những loại vi khuẩn khác. Bệnh nhân tiêu chảy vẫn cần ăn đủ chất và năng lượng: đạm, khoáng chất, vitamin... từ thịt, cá, trứng, đậu sẽ giúp niêm mạc ruột mau hồi

Làm gì khi bị khản giọng?

Hình ảnh
Em làm giáo viên cấp 2, thời gian gần đây thỉnh thoảng em bị khàn giọng mất tiếng khiến cho việc giảng dạy và giao tiếp khó khăn. Xin bác sĩ cho biết cách khắc phục và phòng bệnh. Nguyễn Dương (Bắc Ninh) Tình trạng khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản gây cho người bệnh nhiều khó chịu, phiền toái trong cuộc sống cũng như công việc. May mắn là có nhiều thảo dược có thể điều trị chứng bệnh này. Những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như: người dẫn chương trình, giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người bán hàng,... dây thanh dễ bị kích ứng quá mức, dẫn đến viêm thanh quản. Bên cạnh đó, khi phải làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, hay bị nhiễm cúm, thời tiết thay đổi, hút thuốc, uống rượu... cũng dễ làm dây thanh âm bị tổn thương, gây viêm thanh quản. Khi bị khản tiếng cần hạn chế nói, cố gắng giới hạn càng nhiều càng tốt. Súc miệng nhiều lần, thậm chí mỗi giờ, với nước trà pha đậm có chút muối ăn. Có thể pha nước ấm với chút mật o

Dấu hiệu mắc sốt xuất huyết

Hình ảnh
Đặng Thị Liên (danglien1297@gmail.com) Sốt trong bệnh sốt xuất huyết có đặc điểm là sốt đột ngột bất thình lình; Sốt cao, nhiệt độ lên tới 39-40 độ hoặc cao hơn; Sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, có dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một lát lại tăng lên. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng như xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc…Xuất huyết dưới da biểu hiện chấm xuất thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách ngực, thắt lưng…; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu răng, đại tiện ra máu; ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo (kinh nguyệt trước kỳ). Nếu bệnh nhẹ sẽ khỏi sau 7-10 ngày... Tuy nhiên, có một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trở nặng có thể diễn tiến đến sốc xuất huyết rất nguy hiểm. Một số trường hợp tổn thương các cơ quan nội tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Điều cần lưu ý là có tới 4 typ virut gây sốt xuất huyết, do vậy, người bệnh mắc sốt

5 Yếu tố làm tăng nguy cơ suy giáp

Hình ảnh
Dưới đây là 5 yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giáp. Bệnh tự miễn Một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến của suy giáp là bệnh tự miễn trong đó cơ thể sản sinh các kháng thể chống lại tuyến giáp dẫn tới giảm bài tiết hormon tuyến giáp. Trong số nhiều bệnh tự miễn, bệnh Grave và viêm tuyến giáp Hashimoto là khá phổ biến. Thiếu i-ốt Chế độ ăn thiếu i-ốt là một yếu tố nguy cơ gây suy giáp. Vì phần lớn mọi người hiện nay đã sử dụng muối i-ốt, nguy cơ này đã giảm nhưng ở những khu vực khẩu phần i-ốt thấp, nguy cơ này vẫn cao. Do vậy, hãy dùng muối i-ốt để giảm nguy cơ suy giáp. Tiểu đường týp 1 Không giống tiểu đường týp 2, tiểu đường týp 1 là bệnh di truyền do tự miễn. Vì vậy, những người bị tiểu đường thanh thiếu niên có nguy cơ cao do kháng thể tự miễn. Mãn kinh Vì mãn kinh gây ra nhiều thay đổi hormon trong cơ thể, đặc biệt khi bạn ở độ tuổi 50, nguy cơ suy giáp cũng tăng. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể bị suy giáp tạm thời sau khi mang thai. Thay đổi tuyến yên Mặc dù không khá phổ biến,

9 nguy cơ dễ làm khởi phát bệnh gút

Hình ảnh
Bệnh gút là một dạng đau đớn tột cùng của bệnh viêm khớp, thường ảnh hưởng đến khớp ngón cái của bàn chân và các khớp khác. Các yếu tố dinh dưỡng (chẳng hạn như thịt đỏ và rượu), có thể gây ra cơn đau gút. Tuy nhiên, một số loại thuốc và tình trạng sức khỏe hoặc thói quen sinh hoạt có thể làm khởi phát cơn đau do bệnh gút. Mất nước Mất nước gây nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, và bệnh gút là một trong số những bệnh chịu ảnh hưởng do mất nước. “Mất nước có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu và ở những người dễ bị tăng như vậy có thể đóng góp cho một đợt cấp bệnh gút” - TS. Theodore Vanitallie, giáo sư tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ cho biết. Hằng ngày, cần uống đủ nước với 6-8 ly nước lọc mỗi ngày, đặc biệt là nếu bạn đang mắc bệnh gút hoặc có các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác của bệnh gút. Thừa cân béo phì Thừa cân và béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh gút. Nghiên cứu cho thấy, thừa cân và béo phì tạo điều kiện hình thành bệnh gút, do kích thích cơ thể tạo ra acid ur

Hạch sưng vùng cổ gáy

Hình ảnh
Hạch bạch huyết vùng cổ gáy bị sưng không phải là hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ em, ngay cả khi không có bệnh hoặc không có nguyên nhân rõ ràng. Trong khi hầu hết các trường hợp hạch lympho vùng cổ gáy tự hạn chế kích thước hoặc biến mất nhưng một số vẫn có thể tồn tại lâu hơn và có thể cần quản lý chặt chẽ hơn. Trong nhóm này, các hạch lympho vùng thượng đòn có ý nghĩa đặc biệt, sự lớn lên và lan tràn của những hạch vùng này có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại vì nó thường liên quan đến ác tính và cần đánh giá cẩn thận cũng như can thiệp sớm. Nguyên nhân xuất hiện hạch nổi ở vùng cổ gáy Nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng hạch vùng cổ gáy là do bệnh nhiễm khuẩn. Hạch bạch huyết vùng cổ gáy nhận được dịch bạch huyết từ cổ và đầu. Khi có một nhiễm khuẩn ở đầu cổ, hạch bạch huyết sẽ thu thập và tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn. Trong quá trình này, các hạch bạch huyết có thể sưng lên cho thấy cơ thể bị nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn vùng răng lợi, cổ họng, đường hô hấp trên hoặc nhiễm